Ý NGHĨA THẬT CỦA 1 GIĂNG 1:9

Ý NGHĨA THẬT CỦA 1 GIĂNG 1:9

Cả Tân ước, chỉ có một câu Kinh thánh nói “nếu chúng ta phải xưng tội mình” thì Ngài làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Tuy nhiên, khi mới tiếp nhận Chúa chúng ta đã được dạy phải ăn năn để được Chúa tha thứ, để duy trì mối tương giao với Ngài, và để được phước.

Vì thế mỗi tối trước khi ngủ và mỗi sáng chúa nhật chúng ta cố gắng nhớ lại hết những việc làm và những suy nghĩ sai trật để lại được thánh khiết trước mặt Chúa. Đó là lý do I Giăng 1:9  được gọi là “Xà-phòng của Cơ đốc nhân”.

Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác (Giăng 1:9).

Có phải thực sự Trong Tân ước chỉ có một câu Kinh thánh nói về việc xưng tội để được tha thứ không?

 

Đúng vậy, đó là sự thật!

Có một câu nữa trong Gia cơ đoạn 5:16 nhưng câu này nói về sự xưng ra những tội mà chúng ta đã làm người khác tổn thương – mục đích để thân thể của Đấng Christ được chữa lành từ sự bất đồng do thái độ kiêu ngạo của chúng ta tạo ra. Tuy nhiên lần khác chúng ta sẽ nói tiếp câu chuyện này…

 

Có phải Kinh thánh thường xuyên đề cập đến

 

sự xưng tội để nhận được sự tha thứ của Chúa không?

 

Dù Kinh thánh có nói hay không, việc xưng tội dường như là điều hợp lý và khiến con người cảm thấy dễ chịu. Theo kinh nghiệm cá nhân chúng ta thấy xưng tội là một điều hết sức hợp lý. Hầu hết ai cũng có kinh nghiệm khi làm một điều gì đó khiến cho cha mình tổn thương và nhìn thấy mối quan hệ được cải thiện khi hạ mình xuống xin lỗi cha. Chúng ta biết cha rất yêu chúng ta, nhưng xin lỗi vẫn là một việc đúng nên làm. Và chúng ta nghĩ rằng: phản ứng của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi cũng theo cách này!

Nhưng trước khi chúng ta đem Đức Chúa Trời xuống cấp độ của con người, chúng ta hãy cân nhắc một số vấn đề quan trọng.

 

Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các trường Kinh thánh đều dạy chúng ta không nên dựa vào một câu Kinh Thánh nhưng cần phải tham khảo thêm nhiều câu Kinh Thánh khác nữa.

 

Thế thì tại sao nhiều người trong chúng ta xây đựng niềm tin về sự tha thứ trên một câu Kinh Thánh 1 Giăng 1:9?

 

Có rất nhiều câu Kinh thánh giúp chúng ta ý thức được rằng: nhiều vấn đề trong Cựu Ước đã hoàn tất trong thời  Tân Ước . Một số câu Kinh thánh sau:

Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa (Ga la ti 3:23-25).

 

 

Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức thường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời (Êphêsô 2:14-16).

 

 

 

Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta: Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự; Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ. Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ (Cô lô se 2:13-17).

 

 

 

Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời. Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự (Rôma 7:4-6).

 

 

 

Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết (Rôma 8:1-2) vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình (Rôma 10:4).

 

Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật,nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được (Hêbơrơ 10:1).

 

Cựu ước thực sự là lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên cần nhớ rằng, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ. Vì thế hãy tiếp tục làm rõ chủ đề này và đừng bị bối rối bởi bóng của nó (như đã ghi trong Côlôse 2:17 và Hêbơrơ 10:1 ở trên), chúng ta sẽ sử dụng Tân ước làm kim chỉ nam cho chúng ta.

 

 

Trở lại với những nguyên tắc  của Kinh thánh….


Câu Kinh thánh tiêu chuẩn 1 Giăng 1:9 giảng dạy rằng:  chúng ta cần xưng tội để được khôi phục lại mối quan hệ với Đức Chúa Trời.

 

Một lần nữa, câu này chỉ có một chỗ duy nhất trong Tân ước. Chúng ta hãy xem ngữ cảnh của câu Kinh thánh này để tìm ra ý nghĩa thật của nó. Câu 8 trước đó nói “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta” (IGiăng 1:8). Chắc chắn, không có một Cơ đốc nhân nào có lý trí dám công bố rằng “mình không có tội”. Đặc biệt hãy xem ngữ cảnh cho thấy rõ ràng:  lẽ thật (Chúa Giê Su là Lẽ thật) không ở trong người đó. Do đó có câu 10: “Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta” (I Giăng 1:10).

Một lần nữa chứng minh rằng sự công bố đó không phải là do Cơ-đốc-nhân nói. Vì như vậy,  “Chúa Giê-su” ( vì Chúa Giê-su là Ngôi lời)  sẽ không ở trong đời sống họ.

Hai câu này có mô tả Cơ đốc nhân không?

Câu trả lời là không. Vì chúng ta biết mình có tội cho nên chúng ta mới tin Chúa Giê-su để được  thanh tẩy.

Chúng ta cùng xem lại câu 9. Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:9).

Dĩ nhiên, xưng tội là quan trọng. Kết quả của sự xưng tội là gì?  Là sự tha thứ và thanh tẩy.

Lúc bạn cầu xin, bao nhiêu tội lỗi và bao nhiêu sự không công bình của bạn được tha thứ và được thanh tẩy? Có phải chỉ có tội của ngày hôm đó? Có phải bạn sẽ được tha thứ cả những tội bạn không kể ra hay đã phớt lờ? Có phải chỉ tha thứ và tẩy sạch những tội lỗi trong quá khứ thôi? Theo cách của Chúa, từ “sạch mọi điều gian ác” có nghĩa là tất cả – dĩ nhiên Ngài không những tha thứ những tội lỗi trong quá khứ của chúng ta, mà Ngài còn tha thứ cả những tội lỗi hiện tại và cả những tội trong tương lai. Ngài phán tất cả và đó là ý muốn của Ngài! Đức Chúa Trời là Đấng thành tín và công bình – không phải tôi – cũng không phải bạn.

 

Sự tha thứ và sự đoán phạt theo cách của Đức Chúa Trời.

 

 

Cho nên  câu 9 không thể ứng dụng cho Cơ-đốc-nhân vì  2 câu (8 và 10) là những câu không thể ứng dụng cho Cơ đốc nhân.

 

Vì  Ngài đã tha thứ và làm sạch mọi sự bất chính của chúng ta (rất nhiều câu Kinh thánh được liệt kê phía trên đã chứng minh), vậy tại sao tôi phải xưng tội nhiều lần? Cho dù “việc xưng ra đó khiến tôi cảm thấy dễ chịu”. nhưng nó không phải nguyên nhân khiến tôi được tha thứ.

 

Chúng ta hãy xem một người cha khác, một người cha có hai người con. Khi đứa con thứ hai, thường xuyên làm điều sai, không vâng lời, người cha trút hết mọi giận dữ, thất vọng lên đứa thứ nhất, đứa chẳng bao giờ làm điều gì sai cả. Và điều này diễn ra rất nhiều lần. Sau khi làm sai, đứa con thứ hai đến gặp cha và nói “Con xin lỗi cha, con không cố ý làm điều đó, xin tha thứ cho con”. Trong lúc ấy đứa con thứ nhất đang đứng ở đó lắng nghe, bị đánh đòn nhừ tử,  bị thương và chảy máu rất nhiều.

 

Người cha nói “ta đã hình phạt rồi, tại sao con còn nhắc cho ta nhớ con đã làm điều tổn thương cái mà ta ném nó ra đằng sau ta và  ta không bao giờ muốn nhớ đến nó nữa? Tại sao con lại xin ta tha thứ khi mà mọi tội lỗi của con chỉ có sự đổ huyết của con trai của ta mới giải quyết được?

 

Có phải con muốn cầu xin con trai ta trả thêm một lần nữa cho tất cả những sai trật mà con đã gây ra hiện tại? Có phải con xem thường Người đã chịu hình phạt thay cho con?”

Trong vấn đề chuộc tội cho con người, cách của Chúa cao hơn, vĩ đại hơn, khác biệt hơn và cao thượng hơn cách của con người chúng ta.

Là con cái Chúa, Tiếp tục xưng tội để được tha thứ là sỉ nhục Đức Chúa Trời. Chúng ta đang cầu xin Con của Ngài quay trở lại thập tự giá để thực hiện lại chương trình cứu rỗi.

 

I Giăng được viết cho ai?

 

 

…….. đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi Lời Đấng Christ được rao giảng (Rôma 10:17).

Nếu Kinh thánh không được viết cho mọi người, vậy thì làm thế nào chúng ta có thể được cứu? À, dĩ nhiên Kinh thánh dành cho tất cả mọi người. Có những thông điệp dành cho người hư mất và có những thông điệp dành cho Cơ đốc nhân. Vai trò của Đức Thánh Linh là thuyết phục người hư mất, chỉ cho họ thấy cái chết tâm linh, qua Kinh thánh, Thánh Linh dùng Kinh thánh để dạy dỗ chúng ta, sửa trị và khích lệ Cơ đốc nhân. Ngài là Đấng thực hiện tất cả những điều đó trong lòng của đọc giả.

 

Hãy nhìn thính giả theo quan điểm của Giăng….

 

 

Câu dưới là nỗ lực chứng minh cách mà Giăng muốn sứ điệp của ông được nghe. Giăng đang giảng thông điệp về điều ông và các sự đồ đã trải nghiệm trong những năm cuối cùng. Có lẽ bạn có thể hình dung ông nhẹ nhàng chỉ rõ những trường hợp ông đang nói về chính mình và nói đến những sứ đồ khác, và chỉ rõ về những thính giả khác.

Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống (I Giăng 1:1)

Trong Giăng đoạn 1 có liên quan đến cách ông và những sứ đồ khác nhìn thấy và chạm đến Chúa Giê Su khi còn tại thế, ở bên cạnh Ngài. Họ nhận ra rằng Chúa Giê Su là Đức Chúa Trời, Đấng là có từ ban đầu và là nguồn sự sống đời đời.

vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi (I Giăng 1:2)

Giăng và các sứ đồ khác học trực tiếp từ Chúa Giê Su là Đức Chúa Trời trên đất và là nguồn sống duy nhất – Ngài là sự sống.

Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Giê Su Christ (I Giăng 1:3)

Là nhà truyền giáo trước thính giả, ông nói: “Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi”.

Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy (I Giăng 1:4)

Giăng nói tiếp “Này là lời truyền giảng mà chúng tôi truyền cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy”.

Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu (I Giăng 1:5)

Đây là lời chứng của ông: “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật” (I Giăng 1:6).

Giống như Phaolô cảnh báo những người Galati về những kẻ mạo danh là kẻ làm cho tin lành giả lan tràn, Giăng nói “Nếu chúng tôi là sứ đồ (hoặc bất kỳ ai khác giảng về điều này) nói rằng mình bước đi với Ngài mà còn bước đi trong sự tối tăm, chúng tôi là kẻ nói dối và không sống trong lẽ thật”. Bất kỳ ai nói họ biết Chúa Giê Su mà  cuộc  sống ngược lại hoàn toàn là kẻ nói dối và không sống theo lẽ thật.

Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Giê Su, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta (I Giăng 1:7)

Các sứ đồ đã giao thông cùng nhau. Họ đi với nhau, ăn chung với nhau, làm các phép lạ, và làm chứng về sự đóng đinh và sự sống lại của Chúa Giê Su Christ. Họ biết rõ sự ứng nghiệm mục đích của Ngài, huyết của Ngài đã thanh tẩy mọi tội lỗi (trong quá khứ, hiện tại và tương lai).

 

Kết luận…

 

I Giăng 1:9 được viết cho những kẻ không tin Chúa Giê-Su. Ngài là Đấng mà Giăng đã thấy và biết một cách cá nhân.

 

Tuy nhiên câu Kinh thánh này rất ngắn, đã trở thành “bánh xà phòng” được sử dụng để khiến cho nhiều Cơ đốc nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi họ thể hiện sự vô tín với quyền năng tẩy sạch của Huyết Chiên Con.

Xưng tội không phải để nhận được tha thứ. Sự tha thứ đã được thực hiện xong tại thập tự giá khi Chúa Giê Su phán “mọi việc đã được trọn”. Là Cơ đốc nhân, chúng ta ước ao sống một đời sống kết quả cho Chúa. Điều đó xảy ra khi chúng ta bước đi bởi đức tin, tin vào những gì Ngài phán. Tất cả những điều này có được khi tâm trí chúng ta được thay đổi, một tâm trí được biến đổi bởi Lời của Ngài.

Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào (Rôma 12:1-2)

Chúng ta đừng đóng đinh Chúa Giê Su một lần nữa  chỉ  vì  sự xưng tội làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu và có vẻ đúng theo sự hiểu biết của chúng ta.

Điều này dẫn bạn đến trải nghiệm một đời sống Cơ đốc sâu sắc hơn, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, sống bằng đức tin nhiều hơn là cậy vào việc làm.

 

Amen